![]() |
0983 580 425 093 75 85 666 |
Tên ý tưởng: TÁC PHẨM CA MÚA NHẠC - DỰ THI LIÊN HOAN TRUYỀN HÌNH TOÀN QUỐC | |
Tác giả | Lâm Hữu Tặng |
Mã số giao dịch | VHNT-8/9/2017 |
Ngày đăng | 08/09/2017 |
Thông tin ý tưởng |
TÁC PHẨM DỰ THI LIÊN HOAN TRUYỀN HÌNH
CA MÚA NHẠC: 27’
Nhân vật: 1/. Mỹ Trinh: nữ nghệ sĩ cải lương ở Sài Gòn có chuyên môn về vũ đạo. (dự kiến Trinh Trinh hoặc Bình Tinh)
2/. Tuyết Vân: nữ nghệ sĩ cải lương ở Sài Gòn có chuyên môn về giọng ca, thể hiện tốt những bài tân cổ (dự kiến Thu Vân – CVVC năm 2009 – Quán quân đường đến danh ca vọng cổ năm 2016)
3/. Hoàng Minh: một bạn tàn tật ở chân, quê Bạc Liêu có giọng ca hay, chuyên ca ở các đám cưới miền Tây, được cư dân mạng quay lại bằng điện thoại và post lên mạng xã hội. (dự kiến bạn Minh Trí – thí sinh giải ba “Đường đến danh ca vọng cổ năm 2016”)
4/. Hà Thanh: nam nghệ sĩ cải lương miền Bắc, đam mê cải lương đang hoạt động nghệ thuật ở Hà Nội, được đông đảo khán giả mến mộ bởi vẻ ngoài điển trai. (dự kiến Nguyễn Minh Hải – Giải ba Chuông vàng vọng cổ năm 2013 hoặc Ngọc Thảnh – diễn viên Nhà hát Cải lương trung ương)
5/. Peter: Một du học sinh tại Việt Nam, đam mê văn hóa Việt Nam đã tìm hiểu về dòng nhạc dân ca, và bộ môn đờn ca tài tử, đang sinh sống tại Sài Gòn. (dự kiến Kyo York)
6/. Bé Ngọc Trân: Một bé sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, nhờ năng khiếu bẩm sinh, có chất giọng hay, ca cổ chân phương.
Mỹ Trinh và Tuyết Vân là những cô đào cải lương tự do gặp nhau trong những lần biểu diễn và kết thân vì cả hai cùng có chung ý định thành lập Câu lạc bộ Cải lương mang tên “TIẾNG TƠ LÒNG”. Hai cô cùng ca chung, diễn chung qua những lớp trích đoạn trong những lần diễn show. Dần dà, cứ những trích đoạn cũ, cứ những bài ca cũ, hai cô cảm thấy nhàm chán, chưa có sự sáng tạo. Tình hình sân khấu sàn diễn gặp nhiều khó khăn, nên hai cô muốn thành lập Câu lạc bộ cải lương qua đó để quay hình và post lên mạng xã hội để gây được công chúng biết đến nhiều hơn, xem đó như bước đệm ban đầu của Câu lạc bộ. Nhưng để chọn ai, nhân tố nào vào trong Câu lạc bộ là cả một quá trình tranh luận giữa hai cô.
Qua những hồi tranh luận, về nhà cả hai cùng xem lại những clip, những bài báo đó và cùng chung suy nghĩ: cải lương cũng cần phải luôn đổi mới, miễn sao không bị phá cách quá đáng. Những người này có chất giọng hay, họ có những yếu tố mới lạ, chắc sẽ thu hút khán giả. Sau đó hai cô lại đồng loạt nhắn tin xin lỗi nhau và đưa đến quyết định họp Câu lạc bộ.
Cuộc họp của Câu lạc bộ được diễn ra và hai cô đã nêu ra mục đích của chương trình quay hình lần này, như bước đệm tạo tên tuổi cho Câu lạc bộ.
Cảnh tập luyện cũng như phóng viên của một Đài Truyền hình đến phỏng vấn các bạn đang tham gia trong chương trình này. (Cảnh phóng viên phỏng vấn và cảm nghĩ của các bạn, lồng vào đó là cảnh tập luyện”.
1 tháng sau.
Clip chương trình gồm các tiết mục:
1/. Tiết mục cổ trang có vũ đạo nói về nỗi lòng chinh phụ tiễn chồng đi chiến đấu: Hà Thanh và Mỹ Trinh biểu diễn
Nội dung: Thời chiến tranh chống giặc phương Bắc, người vợ tiễn chồng lên đường với hy vọng se xmang chiến thắng trở về.
2/. Tiết mục về đề tài chiến tranh, thương binh: Tuyết Vân và Hoàng Minh biểu diễn (Hoàng Minh vai thương binh – hợp với ngoại hình)
Nội dung: Người thương binh sau cuộc chiến vẫn tiếp tục ươm mầm cho cuộc sống bằng việc dạy học ở một làng quê nghèo, nơi anh đã từng chiến đấu.
3/. Tiết mục ca ngợi hình ảnh người thầy: Bé Ngọc Trân biểu diễn
Nội dung: Ca ngợi người thầy sau chiến tranh với câu “tuy tàn nhưng không phế”, tiếp tục với sự nghiệp trồng người. (Hình ảnh minh họa cho bài ca này là hình ảnh của Hoàng Minh dạy học bên đàn trẻ nhỏ)
4/. Tiết mục tân cổ giao duyên ca ngợi quê hương đất nước Việt Nam hôm nay: Tuyết Vân và Peter biểu diễn
Nội dung: Nhờ công ơn của những người đi trước, hôm nay đất nước Việt Nam đang hội nhập và phát triển cùng bạn bè thế giới.
(Giữa các tiết mục có lời bình ngắn để minh họa cho sự liên kết giữa các tiết mục theo chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam. Đồng thời đó cũng là tiến trình về đề tài của sân khấu cải lương (Đề tài cổ - Đề tài chiến tranh – Đề tài về cuộc sống hiện tại)).
Sau khi kết bốn tiết mục sẽ dùng kĩ xảo hình ảnh zoom rộng ra cảnh ti vi đang chiếu chương trình này, để khán giả hiểu được các thành viên trong Câu lạc bộ vừa xem xong thành phẩm.
Mọi người vừa xúc động vừa ôm nhau vì sắp phải chia tay và hứa hẹn sẽ cùng nhau xiết chặt tay để cho Câu lạc bộ ngày thêm phát triển, và hứa sẽ có những đêm diễn tại sân khấu để phục vụ khán giả.
1/. Tiết mục cổ trang: - Cảnh xưa, đồ cổ trang. (khoảng 5 phút)
2/. Tiết mục đề tài chiến tranh: Cảnh vùng quê nghèo. (Khoảng 5 phút)
3/. Tiết mục ca ngợi người thầy: Cảnh tự do (Minh họa người thầy là thương binh ở bài 2) (Khoảng 5 phút)
4/. Tiết mục ca ngợi quê hương Việt Nam: Cảnh đẹp (Khoảng 5 phút)
Ý nghĩa của chương trình: - Cải lương trong thời kì số hóa, cần phải có những thay đổi, cách tân, vẫn cập nhật công nghệ số (quay clip post lên mạng), để tạo tên tuổi nhưng vẫn duy trì cải lương sàn diễn. - Cải lương không phân biệt vùng miền, không phân biệt ngoại hình, dị tật, không phân biệt quốc gia, và luôn chăm bồi thế hệ trẻ. - Cải lương luôn thay đổi sao cho phù hợp (thể hiện qua việc ngắn gọn thời lượng, phối lại những bài bản, những bài lý sao cho phù hợp chớ không phá cách một cách thái hóa). - 4 tiết mục theo chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, từ chống giặc phương Bắc, đến giặc phương Tây, khắc phục chiến tranh, và trên đường hội nhập.
Chi tiết vui lòng liên hệ BQT Sàn Ý tưởng: ĐT: 093 75.85.666 E-mail: sanytuong.bqt@gmail.com Website: http://www.sanytuong.vn http://ideasplus.vn http://wcsaacademy.com http://kyluc.vn Chân thành cảm ơn các ý tưởng gia, các nhà đầu tư đã quan tâm và hợp tác. |